Góc kỹ thuật
2020-04-02
Thành phần cơ bản của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Với chính sách môi trường ngày càng trở nên nghiêm ngặt để nâng cao dần chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống nên toàn bộ các nhà máy xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất đều phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đến hệ thống xử lý nước thải sản xuất (nếu có phát sinh nước thải sản xuất).
Vậy một hệ thống xử lý nước thải nói chung và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nói riêng bao gồm các thành phần như thế nào?
Một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có thể chia thành các thành phần sau:
-
Phần xây dựng
>>> Có thể xem thêm các lựa chọn phương pháp xử lý tại đây+ Đổ bê tông nắp bể: Trong này phân chia các cửa thăm để có thể thao tác phía trong bể, số lượng cửa thăm phụ thuộc vào số lượng thiết bị và điều kiện thi công đối với từng hệ thống. + Hoàn trả mặt bằng: bao gồm đổ cát, nén cát, đổ bê tông xung quanh (nếu cần) + Xây dựng nhà điều hành - đối với các hệ thống lớn nhiều máy móc và thiết bị hóa chất bên trên
-
Phần thiết bị chính trong hệ thống xử lý nước thải
Đối với các hệ thống xử lý nước thải dạng module hợp khối composite
Với các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt này toàn bộ phần thiết bị chính là không thay đổi và giống hoàn toàn với hệ thống xây bằng gạch hoặc bê tông, chỉ khác nhau phần vỏ của thiết bị và phần biện pháp thi công. Với các hệ thống này toàn bộ các thiết bị chính được lắp đặt trong phần vỏ bằng Composite hoặc thép hoặc Inox, phần vỏ này được chia thành các ngăn công nghệ tương ứng với các ngăn bể. Quá trình thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bằng module Composite này có hai hình thức:- Lắp đặt nổi trên mặt đất
- Lắp đặt chìm dưới mặt đất
- Yếu tố 1: việc lựa chọn công nghệ, các thiết bị chính xác và thi công các thiết bị theo đúng thiết kế
- Yếu tố 2: vận hành hệ thống xử lý nước thải cho đúng